1. Cơ chế hoạt động của bản ngã
Kiểm soát: Bản ngã tự động hóa và định nghĩa bản thân vào tất cả những gì mà nó tin rằng nó đang kiểm soát.
Xây dựng và duy trì: Bản ngã luôn muốn giữ vững và bảo vệ những gì nó kiểm soát, đồng thời không ngừng mở rộng chúng. Bản chất của bản ngã chỉ là giả tạm và hư cấu nên nó luôn muốn kiểm soát càng nhiều càng tốt. Đó là lý do con người thường có xu hướng ham muốn tiền bạc và quyền lực vì nó cho ta cảm giác kiểm soát được mọi thứ. Sự mất kiểm soát tương đương với sự chết chóc đối với bản ngã.
Tìm hiểu thêm: Bản ngã là gì
Phản chiếu: Bản ngã không thể tự đánh giá hay nhìn nhận chính bản thân nó, vì thế nó có thể tạo ra vô số bản ngã và những cá thể riêng lẻ. Nhưng bạn có thể nhìn nhận bản ngã của mình qua con mắt người khác.
Ví dụ: Đằng sau những tấm hình selfie thường ẩn theo thông điệp: “Hãy chú ý đến tôi và khen tôi đi. Hãy cho tôi biết rằng tôi đẹp, tôi giàu có, tôi đang có cuộc sống tốt…”. Càng nhận được nhiều sự chú ý và phản chiếu từ người khác, bản ngã càng cảm thấy mình chân thực hơn.
2. Làm sao để vượt qua bản ngã và sống thật với chính mình
Khi chúng ta để cho bản ngã ngự trị thì những ham muốn về sở hữu vật chất, quyền lực sẽ càng lớn mạnh, cản trở chúng ta sống tự do và chân thật. Bản ngã thường gắn liền với nguyên nhân gây đau khổ. Do vậy, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của nó để kiểm soát và từ bỏ.
Cảm giác xấu hổ của bản ngã thường xuất hiện khi hình ảnh phản chiếu của bạn kém chất lượng hơn so với người khác. Vì thế, bạn thường phải làm tất cả để xây dựng và duy trì hình tượng tốt đẹp cho bản thân. Bạn phải luôn kiểm soát cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ, làm theo đúng chuẩn mực xã hội… để chiều lòng số đông. Đây là trường hợp cụ thể để dẫn chứng cho nguyên nhân vì sao sống theo bản ngã dễ khiến ta rơi vào đau khổ, ghen tị.
Có một điều đặc biệt là bản ngã dường như không thích sự thay đổi, nó nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan và cứng nhắc. Vì thế, khi có những đụng chạm về quan điểm, lối sống, nó dễ bị tổn thương và hình thành phản ứng đấu tranh để bảo vệ mình. Chưa kể, khi bản ngã quá lớn – cái tôi lớn, chúng ta còn trở nên thích phán xét người khác và áp đặt chính mình. Việc chúng ta nên làm là ngừng đánh giá và bỏ bớt những quan điểm cá nhân như: Bạn là người tốt hay xấu, đánh giá ai đó thành công hay thất bại. Bạn cũng nên tự đối diện với những kỳ vọng của chính mình bằng thái độ cởi mở và nhẹ nhàng nếu thất bại.
Chủ đề tương tự: Cái tôi trong mỗi con người là gì? Tại sao phải bỏ nó đi để hạnh phúc hơn?
0 Nhận xét